Ngày tạo: 14/10/2016

>>Quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ Môi trường

>> Người dân được tham vấn môi trường


12 hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích


1. Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

2. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

3. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.

4. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.

5. Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.

6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.

7. Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh.

8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.

9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi trường.

10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư.

11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.

12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.

16 hành vi vi phạm môi trường bị nghiêm cấm

1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.

6. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

7. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

8. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.

13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.

15. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

16. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.

Tải về văn bản TẠI ĐÂY:

Thanh Thảo (MOITRUONG.COM.VN)

Tin tức môi trường Khác:
Ngày đăng: 14/10/2016
Chất xử lý môi trường nước chịu thuế GTGT 10% 18/08/2016 4:29:42 PM Các mặt hàng "chế phẩm sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải nhập khẩu" thuộc nhóm 3808 không phải là thuốc phòng trừ sâu bệnh, nên thuộc đổi tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 10% theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật thuế GTGT.
 
Ngày đăng: 13/10/2016
Xử lý ô nhiễm môi trường đất và nước bằng cỏ Hương lau12/10/2016 9:37:09 AM Ở Việt Nam, trong quyển sách “Tên cây rừng Việt Nam” của Nhà xuất bản Nông nghiệp (1992) ghi nhận cỏ Vetiver được gọi là cỏ Hương bài hoặc cỏ Hương lau, có tên khoa học là Vetiveria zizanioides L. Giống cỏ này đã được trồng ở Thái Bình để sản xuất dầu thơm.
 
Ngày đăng: 13/10/2016
CĐ Công Thương Việt Nam: Nâng cao vai trò bảo vệ môi trường 23/09/2016 5:01:36 PM Từ năm 2013, Công đoàn Công Thương Việt Nam (CĐCTVN) và Công đoàn Mỏ - Hóa chất - Năng lượng Đức (IG BCE), Viện FES (Đức) đã ký phối hợp thực hiện dự án “Vai trò của công đoàn ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường” giai đoạn 2013 - 2016. Mới đây, tại Hà Nội, CĐCTVN đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình này.
 
Thông tin liên hệ
 Tên đơn vị: 

CÔNG TY CỔ PHẦN
MÔI 
TRƯỜNG ĐÔ THỊ
QUẢNG NAM

Địa chỉ: 781 Phan Chu Trinh
phường Hoà Hương
Thành phố Tam kỳ
Quảng Nam
MST: 4000108321
0235.3.851.274  

 

 
Quan hệ cổ đông
 
VIDEO

 
Dịch vụ

 

 

 

 

 

 
Thống kê truy cập
Đang xem: 1
Trong ngày: 965
Tổng truy cập: 599485
 
VỀ ĐẦU TRANG
Quảng cáo

 

 
Design by Nhật Thành.NET